Đây là lời tựa cho tập
thơ
"BIỂN CA VÀ SỢI TÓC NGƯỜI TÌNH"
dự tính in từ năm 1990 khi vừa qua Mỹ.
Từ trái : Hải Phương,Nguyễn xuân Hoàng,Minh Quang,Trương thị Thịnh & Ngô đức Diễm tại phòng tranh của Võ tá Đồng |
|
Nếu thơ và nhạc là những gì tinh túy nhất của nghệ thuật, thì Hải Phương quả đáng gọi là con người của nghệ thuật. Thơ của anh không những có hồn mà còn chính là cái hồn với những rung cảm thật tự nhiên và tinh tuyền. |
Đặc biệt thơ Hải Phương còn là nhạc. Mỗi chữ là một phím đàn, mỗi
câu là một cung nhạc ngân lên những âm điệu tuyệt vời. Thật khó mà phân biệt
tiếng lòng với tiếng tơ trong thơ của anh. Thế nên chẳng lạ gì nhạc sĩ đã phổ
nhạc thơ anh, như Châu Kỳ với bài Chuyện
Một Giòng Sông, Đức Quỳnh với bài Nơi Em
Hẹn Hò Cũ, Hoàng Thanh với Sợi Tóc
Người Tình, Vũ Đức Nghiêm với Tìm Em
Thuở Trước, Lam Tuyền với Biển Ca, Lê
Thương với Nỗi Buồn
Nguy Nga…
Điều làm cho người thưởng ngoạn thích thú nhất là thơ Hải Phương
đúng là cây đàn muôn điệu. Anh đã trải rộng cảm xúc lên hầu hết mọi sắc thái
của tình người và cuộc đời.
Tình quê
hương thật đậm đà với “trăm con sóng vỗ” của Nha Trang, với “chiều tím cầu sông
Hương” của Huế, với “hàng me cao lá biếc” của Sài gòn…
Tình non
sông cũng thật thiết tha với tâm trạng của kẻ “mục đồng xa đồng cỏ”, của “tên
Do Thái da vàng” nhớ về “cơn mưa buổi chiều vùng nhiệt đới”, nhớ “nắng bình yên
trên cỏ”, nhớ “con suối vỗ về bờ đá cuội”, nhất là nhớ “màu cờ Tổ Quốc”…
Tình bạn thì quá chân thành và gắn bó với tiếng khóc nức nở cho
Hoàng Trúc Ly, với nỗi nhớ không rời cho Lê Thương, và đặc biệt, với “bài thơ
viết không ra lời” cho Thế Viên…
Còn tình yêu thì phải nói là quá sung mãn.
Trước hết là yêu Em. Người em của tình đầu cũng như người em của
tình lỡ, tất cả đều đẹp, đều thơ, bởi lẽ “trái tim em đời đời là lửa”. Người
yêu với làn môi nồng ấm, với mái tóc nhung êm, đã làm khơi dậy những đợt sóng
tình bỏng cháy:
Da thịt em hồng thơm màu
sử biếc
Cơn mưa
dài cho suối vẫn đam mê
Nồng nàn,
nhưng vẫn không sỗ sàng lỗ mãng. Tình yêu vẫn luôn luôn giữ được vẻ kiêu sa:
Rồi từ đó, ở một chỗ nào riêng
ở một chỗ
nào riêng-em lộng lẫy nàng tiên
Ta chăn trâu
ngủ trên đồng cỏ
Dưới chân em
hoa lá say mềm…
Tình yêu trong thơ Hải Phương không dừng lại ở ngưỡng cửa phái
tính, mà trải rộng ra tận cả con người như thể mối cảm thông triết lý đối với
hiện sinh:
Chỉ có chút tình yêu
người chất ngất…
Ta yêu
người, người-trong-cõi-người-ta
Yêu em
nồng nàn, yêu người tha thiết, yêu bạn bè quê hương cũng thiết tha, thơ Hải
Phương quả là thơ tình, nhưng tình trong thơ của anh là tình xanh, tình điên và
luôn luôn ám ảnh bởi biển.
Ôi cơn điên xanh dịu dàng
Như thuyền
như biển và em
Tình xanh, tình điên và tình biển, hình như là ba thực thể không thể tách rời nhau. Với cái nhìn phân
tích tâm lý, người ta có thể nghĩ rằng, quê hương cát trắng với làn nước trong
xanh, với rừng dừa lá biếc, cộng với cái nhìn đời bằng cặp mắt của một triết
gia khắc kỷ, chọn “địa ngục làm kiếp rong chơi”, thì màu xanh trong thơ Hải
Phương là màu tươi của quê hương, màu tươi của cuộc đời và của tình người, mặc
dầu cuộc đời lênh đênh, tình người xa vắng:
Cảm ơn Người-Người còn xa
vắng
Cảm ơn
Đời-Đời cho ta mãi lênh đênh.
Thế đó,
thơ Hải Phương là nhạc, là tình, là biển. Màu xanh tươi tắn với cung nhạc êm
dịu như thể ngọn lúa rì rào, chính là lời biển ca ru anh, ru em và ru người vào
cõi bình yên:
Nỗi buồn nào cũng xanh tươi
Như rừng biếc lá như lời biển ca
No comments:
Post a Comment